Trái nhàu trị bệnh gì
- Tác dụng ngăn ngừa ung thư của trái nhàu
- Noni Vicofood Vietnam
- Noni là gì?
- Noni Vicofood – The gift for our health
- Vietnam Noni powder – 베트남 노니 파우더
Vicofood.com – Cây nhàu thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam, có hai loại nhàu vườn và nhàu núi. Nhàu cũng là cây được người dân sử dụng làm rau làm thuốc.
Cây Nhàu có tên gọi khoa học là Morinda citrofolia Lin, thuộc Họ Cà phê Rubiaceae. Hiện tại mỗi vùng miền sẽ có những tên gọi khác nhau ước tính lên đến hàng trăm tên gọi như cây giàu, Nhàu núi, Nhàu Ngao, cây xanh, Trái thần kỳ, Nhàu lớn, Nhàu rừng…
Nhàu còn được gọi là Dâu tằm Ấn Độ, thường được tìm thấy ở vùng cận nhiệt đới toàn cầu và vùng nhiệt đới. Tên gọi thực vật là Morinda citrifolia, Nhàu (Noni) thuộc họ Rubiaceae và được đặc quyền là ‘hoàng hậu’ do đặc tính dễ thấy, tính đa năng và khả năng phân biệt chính nó thường xuyên trên bờ biển mà không cần sự can thiệp của con người. Đây là một trong những loài sớm nhất phát triển trên dòng chảy dung nham tươi đổ ở các vùng Hawaii, Hoa kỳ.
See also:
Nhàu phổ ở các hòn đảo ở Thái Bình Dương theo dõi hàng nghìn năm. Cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, cây Nhàu (Noni) chỉ được sử dụng để nhuộm quần áo trước khi giá trị trị liệu hấp dẫn của nó chiếm vị trí hàng đầu trong các loại thuốc thay thế. Kể từ đó nó đã được ngưỡng mộ như là một trọng tâm của y học cổ điển Polynesian và được coi là phương thuốc chữa lành thiêng liêng. Trong những năm gần đây, nước Nhàu (Noni) đã là một phần của các cuộc thảo luận trong những cuộc hội thảo khoa học toàn cầu.
Lá nhàu có tính bổ dưỡng thường được nấu canh kho cá, om lươn, hấp cá, gói thịt… Quả, rễ nhàu thường được sử dụng phơi khô, sắc uống, quả ăn tươi chấm muối, ngâm rượu…
See also
Theo dược tính hiện đại, trong quả nhàu có tới 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu và nhiều loại axit amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Theo y học dân gian, quả nhàu vị hăng nồng, tính mát, trị nhức mỏi xương khớp, dùng dưới dạng quả chín phơi khô ngâm rượu hoặc sắc uống… Rễ nhàu vị hơi đắng, tính ấm nhưng đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh, giảm đau, nhuận tràng, an thần, trừ phong thấp, trợ tiêu hóa, trị tăng huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng nhức mỏi chân tay, dùng dưới dạng đào rễ thái lát phơi khô mỗi lần 20g hoặc hơn sắc ngâm rượu hoặc phối hợp vị thuốc khác ngâm rượu uống.
See also
Rễ nhàu đã được GS. Ikeda thuộc Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy rễ nhàu có tác dụng: nhuận trường và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, rất ít độc và không gây nghiện.
- Nhiều nhà nghiên cứu còn tìm ra nhàu có nhiều chất bổ dưỡng, giảm đau trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, chế thực phẩm chức năng. Có thể nói nhàu là vị thuốc thông được huyết mạch, chữa chứng nhức mỏi, tê tay chân, đau đầu chóng mặt, thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
- Chữa đau lưng nhức mỏi cơ khớp: quả nhàu gần chín thái lát phơi khô sắc uống hoặc ngâm rượu uống ngày 15-20g.
- Chữa táo bón: quả nhàu chín chấm muối ăn ngày 1-2 quả.
- Chữa tăng huyết áp, nhức mỏi, chóng mặt, mất ngủ: rễ nhàu thái lát phơi khô sắc uống ngày 20-30g hoặc phối hợp với ngưu tất, hoa hoè, sinh địa mỗi vị 12-16g.
- Chữa nhức mỏi: rễ nhàu 200g thái lát ngâm 1 lít rượu ngon, ngày uống 1-2 ly nhỏ.
- Chữa đau đầu chóng mặt, mất ngủ (do huyết ứ): rễ nhàu 50g, ngưu tất 20g, thảo quyết minh 15g sắc uống.
- Quả nhàu vị mát, rễ có vị ấm hơn đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh do vậy những trường hợp đau nhức do huyết ứ, đau đầu chóng mặt mất ngủ do máu lên não kém đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, nhàu không thể thay thế được vị thuốc có tác dụng bổ khí hoặc bổ huyết của y học cổ truyền.
- Lưu ý: nhàu có tính thông kinh hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai.
You should be a part of a contest for one of the most useful blogs on the net.
I most certainly will highly recommend this site!