Bị tiểu cầu phải làm gì ?
Biến chứng tiểu cầu rất nguy hiểm cho người bệnh, hãy phòng ngừa ngay từ bây giờ
See also:
- Tác dụng ngăn ngừa ung thư của trái nhàu
- Noni Vicofood Vietnam
- Noni là gì?
- Quả nhàu chữa bệnh gì
- Noni Vicofood – The gift for our health
- Vietnam Noni powder – 베트남 노니 파우더
Vicofood.com – Tiểu cầu là thành phần giúp cho máu đông phải không, nghe nói giảm là sẽ gây chảy máu, vậy lý do gì chúng ta bị giảm tiểu cầu?
- Chúng ta biết tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông để làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương), nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây ra tình trạng không hình thành cục máu đông được.
- Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. theo BS.CKII. Đặng Minh Trí Đối với chứng bệnh giảm tiểu cầu do miễn dịch thì đây là một trong những nguyên nhân gây giảm tiểu cầu hay gặp nhất và thường không có triệu chứng nào khác. Bệnh này còn có một tên gọi khác trước đây là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Dù không biết nguyên do gây giảm tiểu cầu do miễn dịch nhưng người ta ghi nhận sự hoạt động không đúng của hệ miễn dịch (hệ thống phòng thủ bệnh tật chính của cơ thể). Kháng thể được tạo ra để tấn công các yếu tố ngoại lai thì nay nó tấn công phá hủy tiểu cầu của cơ thể. Có một số lý do khác khiến cho tiểu cầu bị giảm: nhiễm trùng như nhiễm virút (thủy đậu, parvo, viêm gan C, Epstein-Barr, HIV), nhiễm khuẩn máu nặng, nhiễm Helicobacter pylori (đường tiêu hóa).
See also:
- Nhàu Khô Giá Sỉ
- Quả Nhàu Vicofood Xuất Khẩu
- Trái nhàu và tác dụng điều trị tiểu đường, xương khớp
- Trái nhàu chữa bệnh giảm tiểu cầu
- Do dùng thuốc: tác dụng phụ của thuốc (thuốc tim mạch, thuốc chống động kinh, kháng sinh), thuốc kháng đông máu heparin, hóa trị liệu; do điều trị: phẫu thuật bắc cầu tim, xạ trị trong điều trị các bệnh tủy xương; các tình trạng bệnh lý: ung thư máu (ung thư bạch cầu hoặc ung thư hạch lympho), các bệnh lý ảnh hưởng tủy xương (ngộ độc rượu), thiếu vitamin B12 hoặc vitamin B9, phụ nữ có thai (khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang thai thì bị giảm tiểu cầu nhưng sau sinh thì bình thường và không có triệu chứng gì), chứng lách to, cơ thể dùng quá nhiều tiểu cầu nên không đủ (trong các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống), bệnh lý hiếm khác như hội chứng tán huyết do urê hoặc ban xuất huyết rãi rác. Nói chung việc xác định chính xác nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu là không dễ dàng, phải được xem xét bởi chuyên gia huyết học cùng với các xét nghiệm chuyên biệt.
Cách dùng Trái Nhàu điều trị bệnh tiểu cầu như thế nào
Trái Nhàu:
- Theo dược tính hiện đại, trong quả nhàu có tới 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu và nhiều loại axit amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
- Theo y học dân gian, quả nhàu vị hăng nồng, tính mát, trị nhức mỏi xương khớp, dùng dưới dạng quả chín phơi khô ngâm rượu hoặc sắc uống… Rễ nhàu vị hơi đắng, tính ấm nhưng đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh, giảm đau, nhuận tràng, an thần, trừ phong thấp, trợ tiêu hóa, trị tăng huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng nhức mỏi chân tay, dùng dưới dạng đào rễ thái lát phơi khô mỗi lần 20g hoặc hơn sắc ngâm rượu hoặc phối hợp vị thuốc khác ngâm rượu uống.
- Rễ nhàu đã được GS. Ikeda thuộc Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy rễ nhàu có tác dụng: nhuận trường và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, rất ít độc và không gây nghiện.
- Nhiều nhà nghiên cứu còn tìm ra nhàu có nhiều chất bổ dưỡng, giảm đau trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, chế thực phẩm chức năng. Có thể nói nhàu là vị thuốc thông được huyết mạch, chữa chứng nhức mỏi, tê tay chân, đau đầu chóng mặt, thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
- Do nguyên nhân chủ yếu là tác dụng phụ trong điều trị bệnh liên quan tới tiểu đường, tim mạch, huyết áp, ung thư, xương khớp,.. Mà đây là những bệnh mà dùng trái nhàu vô cùng hữu hiệu đối với sức khỏe, không có tác dụng phụ.
Đối với trái nhàu khô
- Cách 1: Trái nhàu khô làm sạch, ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ: Cứ 1kg Nhàu khô ngâm với 2-3 lít rượu trắng, ngâm từ 30-45 ngày là dùng được. Uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần một ly nhỏ trước hoặc sau bữa ăn.
- Cách 2: Mỗi ngày dùng khoảng 20-30 gr trái Nhàu khô, rửa sạch, bẻ nhỏ đun với 1,2 – 2,2 lít nước sôi. Ngoài ra nên dùng Nhàu hãm trong bình, uống thay trà hàng ngày.
- Nhàu khô không có tác dụng phụ.
Ngoài ra trái nhàu còn được dùng chữa một số bệnh với cách ăn nhàu như sau:
- Chữa đau lưng nhức mỏi cơ khớp: quả nhàu gần chín thái lát phơi khô sắc uống hoặc ngâm rượu uống ngày 15-20g.
- Chữa táo bón: quả nhàu chín chấm muối ăn ngày 1-2 quả.
- Chữa tăng huyết áp, nhức mỏi, chóng mặt, mất ngủ: rễ nhàu thái lát phơi khô sắc uống ngày 20-30g hoặc phối hợp với ngưu tất, hoa hoè, sinh địa mỗi vị 12-16g.
- Chữa nhức mỏi: rễ nhàu 200g thái lát ngâm 1 lít rượu ngon, ngày uống 1-2 ly nhỏ.
- Chữa đau đầu chóng mặt, mất ngủ (do huyết ứ): rễ nhàu 50g, ngưu tất 20g, thảo quyết minh 15g sắc uống.
- Quả nhàu vị mát, rễ có vị ấm hơn đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh do vậy những trường hợp đau nhức do huyết ứ, đau đầu chóng mặt mất ngủ do máu lên não kém đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, nhàu không thể thay thế được vị thuốc có tác dụng bổ khí hoặc bổ huyết của y học cổ truyền.
- Lưu ý: nhàu có tính thông kinh hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai.