Giới thiệu về gừng đen
Gừng đen là một chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Chi cây này được M.F.Newman miêu tả lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995. Đến thời điểm năm 2007, Distichochlamys có thể coi là chi đặc hữu của Việt Nam, gồm tổng cộng 3 loài, được phát hiện từ năm 1995 tới năm 2003 tại quốc gia này. Distichochlamys có quan hệ gần với chi Scaphochlamys. Tên gọi chính thức trong tiếng Việt hiện vẫn chưa có.
Cây gừng đen có lá như cây nghệ vàng ở nước ta, tán lá to độ cao từ khoảng 1m. Lá non của cây còn có thể dùng để kho cá để khử bớt mùi tanh. Hoa của cây có màu vàng hoặc tím xếp chồng khá đẹp mắt. Trong y học, gừng đen có tính nóng, vị cay nồng, có mùi thơm. Củ gừng đen bề ngoài trông như gừng ta bình thường nhưng bên trong thay vì màu vàng là màu tím đen, có mùi thơm đặc trưng của nó. Mọi người thường đem phơi khô để dùng dần chữa các bệnh như về dạ dày, dùng ngâm rượu…
Gừng đen đã được sử dụng rộng rãi như loại thuốc quý dân gian có tác dụng như: kích thích tiêu hóa, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, tránh tích tụ và vón cục. Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra các hoạt chất sinh học trong củ gừng đen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh giúp điều trị bệnh dị ứng, chống viêm loét dạ dày, tá tràng hay đại tràng, ký sinh trùng sốt rét và kháng nấm, giảm stress và các bệnh tiểu đường…
Công dụng của gừng đen
Trị thương
Các vết thương lớn, dễ nhiễm trùng có thể dùng gừng đen tươi đem giã nát đắp lên vết thương. Dùng băng gạc quấn băng lại từ 5 – 6 tiếng phải thay một lần. Lưu ý khi đắp gừng đen vào vết thương sẽ gây rát, nóng nhưng cố chịu một lúc sẽ thôi.
Loại bỏ máu độc
Những nốt mụn nhọt hay phỏng thường tích tụ mủ hoặc máu độc trong đó khó lấy ra và dễ bị nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Dùng tinh chất củ gừng đen bôi lên vết thương để hút hết mủ ra ngoài. Bên cạnh đó, thành phần có trong gừng đen sẽ giúp vết thương nhanh lành.
Phòng trừ khí độc
Đối với phụ nữ sau sinh thì việc ra nước gió nhiều sẽ dễ nhiễm độc. Chỉ cần ngậm một vài lát gừng đen có tác dụng khử độc sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều nữa.
Giảm cơn buồn nôn
Bạn có thể nấu nước từ gừng đen sắt lát mỏng để uống dần đối với phụ nữ mang thai, sẽ làm giảm các cơn ngén hay những người bị say tàu xe cũng sẽ làm giảm cơn buồn nôn.
Kiểm soát cholesterol
Trong gừng đen được nghiên cứu giúp làm giảm mức tỷ trọng cholesterol lên đến 7,5% là nguyên nhân làm giảm các bệnh về tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nếu bạn ăn quá nhiều, ăn nhanh, chướng bụng. Uống 1 tách gừng đen sẽ làm giảm cảm giác khó chịu.
Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường: thành phần có trong gừng đen giúp tăng nồng độ insulin trong cơ thể và kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
Ngăn chặn sự phát triển các khối u
Chính những thành phần trong gừng đen giúp tăng nồng độ insulin và làm giảm sự phát triển và tăng trưởng của các khối u.
Giảm viêm
Tính chất kháng viêm, giảm viêm có trong gừng đen phù hợp để chữa các bệnh như đau lưng, đau cơ, viêm…
Giảm nguy cơ sỏi thận
Theo nghiên cứu những người có sử dụng gừng đen ít nguy cơ bị sỏi thận hơn người không dùng. Vì vậy, dùng gừng đen thái lát, phơi khô sắc nước uống 1 ngày 1 lần để cải thiện tình trạng.
Tăng khả năng miễn dịch
Những người sử dụng gừng đen giúp chống lại các vi trùng và vi khuẩn, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể.